HỎI ĐÁP

Một số câu hỏi thường gặp khi máy tính bị virus tấn công mã hóa dữ liệu!

Hỏi đáp khi sử dụng dịch vụ khôi phục dữ liệu bị virus mã hóa của chúng tôi!

99,7%

Các câu hỏi thường gặp

1Khi phát hiện máy tính bị Virus mã hóa dữ liệu tống tiền thì cần làm gì?
Khi bạn phát hiện máy tính của mình bị virus mã hóa dữ liệu thì việc cần làm ngay là tắt máy tính. Việc tắt máy tính sẽ khiến quá trình mã hóa dữ liệu của Virus dừng lại, giúp hạn chế thiệt hại do Virus mã hóa dữ liệu gây ra. Sau khi tiến hành mã hóa, virus sẽ để lại một thông điệp để đồi tiền chuộc bằng các loại tiền mã hóa (thường là Bitcoin).
Việc trả tiền chuộc cho Hacker để nhận khóa giải mã là việc làm không được khuyến khích. Thật không may, thường sau đó nạn nhân cố gắng giải mã nhưng kết quả tệp dữ liệu có thể bị mã hóa lần 2 hoặc tệp dữ liệu vẫn không thể sử dụng được. Thậm chí sau khi trả tiền nạn nhân cũng sẽ không nhận được khóa giả mã với sự im lặng hay biến mất của của Hacker hoặc được yêu cầu tiếp tục trả tiền chuộc lặp đi lặp lại.
Trong trường hợp máy tính của bạn chứa dữ liệu quan trọng thì việc tiếp theo bạn cần làm là liên hệ ngay với chuyên gia về lĩnh vực khôi phục dữ liệu bị virus mã hóa để được tư vấn miễn phí Mr Huân(zalo):0987866160 để có những bước xử lí đúng, an toàn cho dữ liệu của bạn và tránh trường hợp dữ liệu bị hỏng hoặc mã hóa nhiều lần! Khiến cho việc khôi phục dữ liệu càng trở nên khó khăn.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khôi phục dữ liệu bị virus mã hóa tống tiền, chúng tôi luôn là một địa chỉ tin cậy, uy tín và tận tâm giúp mọi khách hàng khôi phục toàn vẹn mọi dữ liệu quan trọng!
2Tại sao máy tính của tôi lại bị nhiễm virus mã hóa tống tiền?
Bất kỳ một máy tính nào được kết nối tới Internet đều có thể là mục tiêu và trở thành nạn nhân của Virus mã hóa dữ liệu tống tiền – Ransomware và có nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Do hệ thống của bạn sử dụng phần mềm không có bản quyền, phần mềm bẻ khóa trái phép để crack một số phần mềm phổ biến, thường là hệ điều hành.
- Do hệ thống sử dụng những phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc.
- Do hệ thống không được cập nhật thường xuyên những bản vá lỗi của cả hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
- Do mật khẩu được thiết lập quá đơn giản, phổ biến và dễ đoán. Một mật khẩu mạnh thường có từ 8 đến 16 ký tự được tổ hợp bởi 4 nhóm đó là các chữ cái viết hoa, chữ cái viết thường, chữ số và các ký tự đặc biệt.
- Do hệ thống không sử dụng những phần mềm diệt Virus uy tín và đáng tin cậy: Kaspesky, avast, avg, bkav, vv…
- Do hệ thống vẫn bật một số chức năng như Remode Desktop hoặc sử dụng những phần mềm điều khiển máy tính từ xa không uy tín.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến hệ thống máy tính của bạn trở thành mục tiêu tiềm tàng của virus mã hóa dữ liệu tống tiền- Ransomware.
3Virus mã hóa dữ liệu tống tiền – Ransomware là gì?
Virus mã hóa tống tiền (còn gọi là Ransomware) là một loại phần mềm độc hại. Sau khi lây nhiễm vào trong hệ thống máy tính, chúng tiến hành mã hóa có chọn lọc toàn bộ dữ liệu trong máy tính. Các tệp bị mã hóa thường là các tệp cơ sở dữ liệu quan trọng như: *.smd, *.mdf, *.mdf, *.db, … hay các tệp văn bản: *.doc, *.docx, *.xls, *.xlsx, *.pdf, … Các tệp videos, audio, … Sau khi mã hóa, virus sẽ đổi đuôi của tệp thành: bozon3, _locked, Globeimposter-Alpha865qqz, Globeimposter-Alpha666qqz, aamv, eemv, vv… tùy thuộc vào loại virus mà máy tính bị nhiễm.
Khiến nạn nhân không thể sử dụng các tệp hay phần mềm đã bị mã hóa. Điều này sẽ thảm họa nếu nạn nhân là các doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động vì mọi hoạt động đều được thực hiện trên môi trường tin học hóa. Toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp không thể truy cập tại cơ sở trung tâm hoặc các chi nhánh. Khiến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều bị đình trệ. Thiệt hại kinh tế là rất lớn và sẽ tăng dần theo thời gian.
Sau khi tiến hành mã hóa, virus sẽ để lại một thông điệp để đồi tiền chuộc bằng các loại tiền mã hóa (thường là Bitcoin). Việc trả tiền chuộc cho Hacker để nhận khóa giải mã là việc làm không được khuyến khích vì sau đó nạn nhân cố gắng giải mã nhưng kết quả tệp dữ liệu có thể bị mã hóa lần 2 hoặc vẫn không thể sử dụng được. Thậm chí sau khi trả tiền nạn nhân cũng sẽ không nhận được khóa giả mã với sự im lặng hay biến mất của của Hacker.
4Làm thế nào để phòng ngừa và ngăn chặn Virus mã hóa tống tiền – Ransomware?
Để tránh virus mã hóa tống tiền và giảm thiểu thiệt hại nếu chẳng may bạn chở thành nạn nhân thì bạn hãy làm theo các cách sau đây:
- Sao lưu dữ liệu: Cách tốt nhất để tránh nguy cơ bị mã hóa dữ liệu tống tiền các tệp quan trọng của bạn hay công ty là đảm bảo rằng bạn luôn có các bản sao lưu dự phòng của chúng, tốt nhất là lưu trên ổ cứng ngoài tách biệt với hệ thống bạn đang sử dụng hoặc lưu trữ trực tuyến. Bằng cách này nếu chẳng may hệ thống của bạn bị nhiễm Ransomware, bạn có thể xóa sạch máy tính hoặc thiết bị của mình và tiến hành cài đặt lại các tệp từ bản sao lưu, giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại và nhanh chóng đưa hệ thống của bạn trở lại hoạt động bình thường.
- Bảo mật các bản sao lưu: Cần đảm bảo rằng dữ liệu sao lưu của bạn không thể truy cập được để sửa đổi hoặc xóa khỏi hệ thống chứa dữ liệu. Ransomware sẽ tìm kiếm các bản sao lưu dữ liệu và mã hóa hoặc xóa để nạn nhân không thể khôi phục, vì vậy hãy sử dụng các hệ thống sao lưu không cho phép truy cập trực tiếp vào các tệp sao lưu.
- Sử dụng phần mềm bảo mật và luôn cập nhật: Đảm bảo tất cả máy tính và thiết bị của bạn được bảo vệ bằng phần mềm chống Virus: Kaspersky, avast, avg, bkav, vv… và các phần mềm luôn được cập nhật phiên bản mới nhất từ nhà sản xuất.
- Thực hiện lướt web an toàn: Hãy thận trọng với việc trả lời email và các tin nhắn văn bản từ những người bạn không quen biết. Chỉ tải xuống các ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy.
5Virus mã hóa dữ liệu có thể mã hóa nhanh tới mức nào?
Tốc độ mã hóa dữ liệu của virus tống tiền là rất nhanh. Đây là kết quả thí nghiệm đến từ nhóm SURGe của Splunk, nhóm đã phân tích trong phòng thí nghiệm của mình về tốc độ của 10 loại ransomware nguy hiểm nhất: Lockbit, REvil, Blackmatter, Conti, Ryuk, Avaddon, Babuk, Darkside, Maize và Mespinoza. Virus Lockbit đã dẫn đầu về tốc độ mã hóa dữ liệu so với các loại Virus còn lại. Với tốc độ mã hóa dữ liệu nhanh hơn tới 86% so với tốc độ trung bình và có thể lên tới 100.000 tệp trong 5 phút 50 giây! Điều này khiến cho việc ngăn chặn những kẻ tấn công trở nên vô cùng khó khăn! Nhóm của Splunk đã phát hiện ra rằng tốc độ mã hóa nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào yếu tố phần cứng.
6Sơ lược về lịch sử của Ransomware
- Phần mềm tống tiền đầu tiên được phát triển bởi Joseph Popp với tên gọi AIDS Trojan (hay còn được gọi với tên PC Cyborg) vào năm 1989.
- Ransomware tống tiền chính thức xuất hiện vào tháng 5/2005.
- Đến năm 2006 các loại sâu như: Gpcode, TROJ.RANSOM.A, Archiveus, Krotten, Cryzip và MayArchive bắt đầu sử dụng các mã hóa RSA tinh vi hơn, với kích thước khóa ngày càng tăng.
- Năm 2011 xuất hiện một loại ransomware giả làm thông báo kích hoạt hệ điều hành Windows.
- Năm 2015 với sự xuất hiện của nhiều biến thể Ransomware trên nhiều nền tảng gây ra vô số thiệt hại.